Nghiên cứu một số biến chứng và kết quả thai kỳ ở các sản phụ song thai
Main Article Content
Nghiên cứu một số biến chứng và kết quả thai kỳ ở các sản phụ song thai
Tóm tắt
Song thai là một thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể gây hậu quả bất lợi đến sức khoẻ của mẹ và đặc biệt là thai nhi trong quá trình mang thai, lúc chuyển dạ cũng như cả sau khi sinh. Nghiên cứu này tiến hành với mục tiêu khảo sát một số biến chứng và đánh giá kết quả thai kỳ ở các sản phụ song thai. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 sản phụ song thai theo dõi kết thúc thai kỳ tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung Ương Huế và khoa Phụ sản - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế trong thời gian từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020. Kết quả nghiên cứu: Song thai hai bánh nhau - hai buồng ối chiếm 52%, một bánh nhau - hai buồng ối chiếm 46% và một bánh nhau - một buồng ối chiếm 02%. Biến chứng mẹ chủ yếu là thiếu máu chiếm 33,1% và rối loạn tăng huyết áp thai kỳ chiếm 16,9%. Biến chứng thai gồm: 69,2% thai chậm tăng trưởng, 42,4% sinh non, 9,3% chết một thai, 8,5% thai chậm tăng trưởng có chọn lọc, 5,9% hội chứng truyền máu trong song thai, 4,2% sẩy thai. Tỉ lệ mổ lấy thai chiếm 67% và phổ biến là nhóm nguyên nhân do thai với chiếm 40,8%, trong đó nguyên nhân do ngôi thai chiếm 19,7% và thai suy chiếm 13,2%. Trẻ sơ sinh có cân nặng thấp chiếm 65,5%. Tỉ lệ nhập đơn vị Chăm sóc tích cực Sơ sinh chiếm 21,7%, tử vong sau sinh chiếm 4,4% và liên quan với song thai một bánh nhau, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non (p < 0,05).
Article Details
Tài liệu tham khảo
- Bộ Môn Phụ Sản - Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (2014). Đa thai. Sản phụ khoa Tập 1. Nhà xuất bản Y Học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Minh Nguyệt (2008). Nghiên cứu tỷ lệ, các phương pháp xử trí và kết quả đẻ song thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong hai giai đoạn năm 1996 – 1997 và năm 2006-2007, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Nguyễn Thanh Hiền & Nguyễn Vũ Quốc Huy (2016). “Nghiên cứu tỉ lệ, một số yếu tố liên quan và kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ song thai. Tạp chí Phụ Sản - Hội Sản Phụ Khoa Việt Nam, 14, 28 - 34.
- Vũ Hoàng Lan (2015). Nghiên cứu xử trí song thai chuyển dạ đẻ với tuổi thai từ 28 tuần trở lên tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Luận văn Thạc sĩ Y học - Trường Đại học Y Khoa Hà Nội.
- Cunningham, F. G., Leveno, K. J., Bloom, L. S., Spong, K. Y., Dashe, J. S., Barbara L. Hoffman, Brian M. Casey & Jeanne F. Sheffild (2018). Multifetal Pregnancy. Williams Obstetric. 25 ed ed.: McGrawHill Education.
- Fox, N. S., Roman, A. S., Saltzman, D. H., Hourizadeh, T., Hastings, J. & Rebarber, A. (2014). “Risk factors for preeclampsia in twin pregnancies. Am J Perinatol, 31, 163-166.
- Kiserud, T. & Piaggio, G. (2017). “The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight. PLoS Med, 14, e1002220.
- Magnus, M. C., Wilcox, A. J., Morken, N. H., Weinberg, C. R. & Håberg, S. E. (2019). “Role of maternal age and pregnancy history in risk of miscarriage: prospective register based study. Bmj, 364, l869.
- Martin Ja, Hobel, C. J., Hamilton, B. E., Ventura, S. J., Osterman, M. J., Kirmeyer, S., Mathews, T. J. & Wilson, E. C. (2011). “Births: final data for 2009. Natl Vital Stat Rep, 60, 1-70.
- Morikawa, M., Yamada, T., Yamada, T., Sato, S., Cho, K. & Minakami, H. (2012). “Prospective risk of stillbirth: monochorionic diamniotic twins vs. dichorionic twins. J Perinat Med, 40, 245-249.
- Stach, S. L., Liao, A. W., Brizot, M. D. L., Francisco, R. P. V. & Zugaib, M. (2014). “Maternal postpartum complications according to delivery mode in twin pregnancies. Clinics (Sao Paulo, Brazil), 69, 447-451.
- Tummers, P., De Sutter, P. & Dhont, M. (2003). “Risk of spontaneous abortion in singleton and twin pregnancies after IVF/ICSI. Hum Reprod, 18, 1720-1723.
- WHO (2011). Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity. Geneva: Vitamin and Mineral Nutrition Information System.