Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhiễm ấu trùng Toxocara spp. tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên năm 2021

Main Article Content

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhiễm ấu trùng Toxocara spp. tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên năm 2021

Tác giả

Trần Thị Thu Thanh
Thân Trọng Quang

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, diễn biến hiệu quả điều trị bằng albendazole 15 mg/kg/ngày trong 28 ngày ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng Toxocara spp. và tác dụng không mong muốn của albendazole. Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh với 58 bệnh nhân chẩn đoán bệnh nhiễm ấu trùng Toxocara spp. tại Phòng khám, xét nghiệm ký sinh trùng, bệnh viện Đại học Tây Nguyên trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021. Các bệnh nhân được phỏng vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, theo dõi hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn. Bệnh nhân được tái khám để ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và tác dụng không mong muốn của albendazole sau 90 ngày điều trị. Kết quả cho thấy có 68,4% bệnh nhân được điều trị khỏi các triệu chứng về da - niêm mạc, 50% bệnh nhân được điều trị khỏi triệu chứng đau đầu, 88,0% mức bạch cầu ái toan trở về bình thường, 27,6% bệnh nhân mức huyết thanh dương tính trở về bình thường. Về tác dụng không mong muốn có 22,4% bệnh nhân gặp vấn đề mệt mỏi, 1,7% đau đầu, 3,4% tăng men gan, có 5,2% phù và 22,4% bệnh nhân gặp ít nhất một tác dụng không mong muốn.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Thu Thanh

Bệnh viện Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Thu Thanh; ĐT: 0847469000; Email: tranthithuthanh9d@gmail.com.

Thân Trọng Quang

Khoa Y Dược, Trường Đại Học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y tế (2016). Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm. Ban hành theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 8/8/2016 của Bộ Y tế.
  • Bùi Văn Tuấn (2018). Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sĩ Y học.
  • Trần Trọng Dương (2014). Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và hiệu quả điều trị bằng albendazole tại 02 xã thuộc huyện An Nhơn, Bình Định 2011. Luận án Tiến sĩ Y học.
  • Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (2017). Bệnh do giun đũa chó mèo lạc chủ Toxocara spp., Ký sinh trùng Y học. NXB Y học, Hà Nội, tr. 172 - 179.
  • Hombu, A., Yoshida, A., Kikuchi, T., Nagayasu, E., Kuroki, M. & Maruyama, H. (2019). Treatment of larva migrans syndrome with long-term administration of albendazole, Journal of Microbiology, Immunology and Infection, 52(1), pp. 100-105.
  • Iddawela, D., Ehambaram, K., Atapattu, D., Pethiyagoda, K. & Bandara1, L. (2017). Frequency of Toxocariasis among patients clinically suspected to have visceral Toxocariasis: A retrospective descriptive study in Sri Lanka. Journal of Parasitology Research, Vol. 2017, pp. 1-6.
  • Phuong, N.T.N., Trung, T.T., Ha, P.H., Ha, P.T.T., Anh, L.H.N., Thao, N.T.P. & Khoi, L.T. (2021). Prevalence of Toxocara spp. infection: Investigate from the Thong Nhat Dong Nai General Hospital From 2019 to 2020. American Journal of Sciences and Engineering Research, Volume 4, Issue 1.
  • Theodoridis, I., Frydas, S., Papazahariadou, M., Hatzistilianou, M., Adamama - Moraitou, K. K., Di Gioacchino, M. & Felaco, M. (2001). Toxocarosis as zoonosis. A review of literature and the prevalence of Toxocara canis antibodies in 511 serum samples. International Journal of Immunopathology and Pharmacology, Vol. 14(1), pp. 17-23.