Bổ sung danh mục loài và xây dựng khóa phân loại đến các chi thuộc họ Malvaceae Juss. ở vườn Quốc gia Yok Đôn

Main Article Content

Bổ sung danh mục loài và xây dựng khóa phân loại đến các chi thuộc họ Malvaceae Juss. ở vườn Quốc gia Yok Đôn

Tác giả

Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Thị Thu
Nguyễn Hữu Kiên

Tóm tắt

Họ Malvaceae là một họ đa dạng và có nhiều loài có giá trị kinh tế cao trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có thống kê 60 loài vào năm 2008. Vườn Quốc gia Yok Đôn được thành lập từ năm 2002 diện tích 115.545 ha, được đánh giá là một khu bảo tồn có độ da dạng sinh học cao. Tuy nhiên trong danh lục chính thức của vườn năm 2004 mới thống kê 11 loài trong họ Malvaceae. Đề tài đã tiến hành khảo sát
điều tra thành phần loài của họ Malvaceae ở vườn quốc gia Yok Đôn và ghi nhận được thêm 08 loài chưa có tên trong danh lục thực vật của vườn là Abelmoschus sp., Abutilon indicum, Decaschistia intermedia, Hibiscus sabdariffa, Hibiscus surattensis, Sida rhombifolia, Sida acuta, Urena procumbens. Đồng thời một bảng khóa phân loại đến các chi điển hình ghi nhận tại vườn quốc gia Yok Đôn cũng được thiết lập để thuận lợi hơn công tác định danh các loài thuộc họ Malvaceae ở vườn quốc gia Yok Đôn.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Thủy

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thủy, ĐT: 0944990970, Email: pthuydhtn@gmail.com.

Nguyễn Thị Thu

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Hữu Kiên

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học: 99-813.
  • Đỗ Thị Xuyến, Nguyễn Nghĩa Thìn (2004). Nghiên cứu tính đa dạng của các chi họ Bông (Malvaceae) ở Việt Nam. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 1 năm 2004: 9-13.
  • Đỗ Thị Xuyến (2008). Nghiên cứu phân loại họ bông (Malvaceae Juss.) ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
  • Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 8-12
  • Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội: 5-24
  • Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam, tập 1. Nhà xuất bản Trẻ: 516 - 532.
  • Võ Văn Chi (2007). Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục: 66, 205, 296, 479, 513, 526.
  • Võ Văn Chi (2018). Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1. Nhà xuất bản Y học: 112-113, 237-241, 264-267.
  • Vũ Văn Chuyên (1991). Bài giảng Thực vật học, Nhà xuất bản Y học: 5-7.
  • Vũ Thị Bạch Phượng, Phạm Thị Ánh Hồng, Quách Ngô Diễm Phương (2018). Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-glucosidase và acetylcholinesterase của sáu loài thực vật thuộc họ bông (Malvaceae). Tạp chí phát triển khoa học & công nghệ, chuyên san khoa học tự nhiên, tập 2, số 4:13-23.
  • Byng, J.W., Chase, M.W., Christenhusz, M.J.M., Fay, M.F., Judd, W.S., Mabberley, D.J., Sennikov, A.N., Soltis, D.E., Soltis, P.S., Stevens, P.F. (2016). An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV. Botanical Journal of the Linnean Society, 181: 1-20.
  • Simpson, M.G. (2010). Plant Systematics, 2nd Edition.
  • Wu, Z., Raven, P.H. (2007). Flora of China.Vol 12: 264-298.