Đo lường tài sản thương hiệu Agribank, tiếp cận từ khách hàng - Trường hợp nghiên cứu tại Đắk Lắk

Main Article Content

Đo lường tài sản thương hiệu Agribank, tiếp cận từ khách hàng - Trường hợp nghiên cứu tại Đắk Lắk

Tác giả

Trương Ngọc Hằng
Từ Thị Thanh Hiệp

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm xác định và đo lường các thành phần cấu thành tài sản thương hiệu Agribank tại Đắk Lắk dưới góc độ đánh giá của khách hàng. Dựa trên lý thuyết về tài sản thương hiệu của Aaker (1991), Keller (1993, 2009) và một số mô hình thực nghiệm ở ngân hàng thương mại Việt Nam. Tài sản thương hiệu Agribank tại Đắk Lắk được đề xuất với bốn thành phần bao gồm: Nhận biết thương hiệu, Ấn tượng thương hiệu, Sự tin tưởng thương hiệu và Mối quan hệ Ngân hàng và khách hàng. Mô hình Tài sản thương hiệu Agribank tại Đắk Lắk được kiểm định trên 410 khách hàng đã và đang giao dịch tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Dữ liệu được xử lý bằng việc sử dụng phần mềm SPSS. Thông qua kết quả phân tích EFA và hồi quy bộ, kết quả thành phần Mối quan hệ Ngân hàng và khách hàng và Sự tin tưởng thương hiệu có mức độ đóng góp nhiều nhất đến Tài sản thương hiệu Agribank tại Đắk Lắk. Thành phần Nhận biết thương hiệu đóng góp thấp nhất. Từ đó một số hàm ý chính sách được đề xuất trong việc nâng cao giá trị Tài sản thương hiệu Agribank tại Đắk Lắk.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Trương Ngọc Hằng

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trương Ngọc Hằng, ĐT: 0948606075, Email: tnhang@ttn.edu.vn.

Từ Thị Thanh Hiệp

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;

Tài liệu tham khảo

  • Bảo Anh (2020). Agribank - Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2020, Cổng thông tin của Agribank. https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc-su-kien/tai-chinh-ngan-hang/agribank-thuong-hieuquoc-gia-viet-nam-nam-2020.
  • Trần Đăng Khoa (2017). Đo lường giá trị thương hiệu ngân hàng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí công thương.
  • Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê.
  • Trần Hoàng Ngân (2019). Tài sản thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam theo cách tiếp cận từ cảm nhận của khách hàng, Tạp chí Ngân hàng.
  • Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2002). Các thành phần giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
  • Aaker, D.A (1991). Managing Brand Value: Capitalizing on the value of a brand name. The Free Press, New York, NY.
  • Andy Field (2009). [PDF] Discovering statistics using spss third edition, Textbook. Sutlib2.sut.ac.th.
  • Cobb-Walgren, C. J., Ruble, C. A., & Donthu, N. (1995). Brand equity, brand preference, and purchase intent. Journal of Advertising, 24(3), 25-40.
  • Copeland, Melvin T. (1923). Relation of Consumers’ Buying Habits to Marketing Methods, Harvard Business Review, 1 (April), 282- 289.
  • Garson, D. (2013). Factor analysis., from http://faculty.chass.ncsu. edu/garson/PA765/factor.htm
  • Jordan R Gamble (2005). The Marketing concept in the 21st century: A review of how marketing has been defined since the 1960s, Paula Murphy-Durkan. The Marketing Review.
  • Hair, JF. Anderson, R.E. Tatham and William C. Black (1998). Multivariate Data Analysis, Fifth Edition, Prentice-Hall International, Inc.
  • Keller, K.L. (1993). Conceptualizing, measuring, and managing customer-based brand equity. Journal of Marketing, 57, 1, pp. 1–22.
  • Keller, K.L. & Lehmann, D.R. (2006). Brands and branding: research findings and future priorities. Marketing Science, 25, 6, pp. 740–759.
  • Keller, K.L. (2001). Building customer-based brand equity: Building customer-based brand equity, Marketing Science Institute, Vol. 10 , No. 2, pp. 3-38.
  • Keller (2016). Reflections on customer-based brand equity: perspectives, progress, and priorities. Springer.
  • Kotler, P. and Pfoertsch, W. (2007). Ingredient Branding: Making the Invisible Visible, forthcoming.
  • A Kirmani, V Zeithaml (1993). Advertising, perceived quality, and brand image. Brand equity and advertising. books.google.com.
  • Smith, R.J. (1915). Market DistributionDiscussion: American Economic Review, Vol. 5 No.1, pp. 157-158.
  • Srivastava, R K and Shocker, A D (1991). Brand Equity: A Perspective on its Meaning and Measurement. Technical Report. Marketing Science Institute.