Lập cơ sở dữ liệu rừng trồng bảo tồn và cảnh quan tại Trường Đại học Tây Nguyên

Main Article Content

Lập cơ sở dữ liệu rừng trồng bảo tồn và cảnh quan tại Trường Đại học Tây Nguyên

Tác giả

Đặng Thành Nhân
Hồ Đình Bảo
Trần Thị Xuân Phấn
Ngô Thế Sơn
Nguyễn Hải Đăng
Lê Thái Học
Y Pha Buôn Krông
Lê Xuân Sơn

Tóm tắt

Tây Nguyên là khu vực có tính đa dạng sinh học cao trong cả nước với tỉ lệ che phủ rừng cao, trải dài trên nhiều hệ sinh thái đặc thù khác nhau nên đa dạng về thực vật thân gỗ khu vực này rất lớn. Trường Đại học Tây Nguyên có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến lâm nghiệp nên nhà trường đã thiết lập đề án xây dựng rừng trồng bảo tồn và cảnh quan Tại trường Đại học Tây Nguyên. Để quản lý hệ thống các cây trồng theo các kiểu rừng một cách có hệ thống thì cần thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu để lưu trữ, quản lý và cập nhật thông tin cho các cây trồng. Đã có 729 cây trồng thuộc 47 loài cây thuộc 4 kiểu rừng đặc trưng ở Tây Nguyên. Các cây trồng được bố trí trong 10 lô trồng rừng và được thiết lập cơ sở dữ liệu trong phần mềm MS Excel và liên kết với phần mềm mã nguồn mở QGIS để quản lý dữ liệu thuộc tính và không gian của dữ liệu cây trồng. Dữ liệu được cập nhật trực tiếp vào môi trường Excel và được liên kết với với QGIS thông qua mã ID của các cây trồng. Việc quản lý dữ liệu trên phần mềm Excel và QGIS sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí trong quản lý dữ liệu về cây trồng rừng bảo tồn và cảnh quan tại trường.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Đặng Thành Nhân

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Đặng Thành Nhân, ĐT: 0914142319, Email: dangthanhnhan2319@gmail.com.

Hồ Đình Bảo

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Thị Xuân Phấn

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Ngô Thế Sơn

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Hải Đăng

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Lê Thái Học

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Y Pha Buôn Krông

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Lê Xuân Sơn

Hạt kiểm lâm Đắk Glong, Đắk Nông

Tài liệu tham khảo

  • Thuaire B, Allanic Y, Hoàng Việt A, Lê Khắc Q, Lưu Hồng T, Nguyễn Thế C, Nguyễn Thị T (2021). Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam – Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tế. WWF- Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
  • Nguyễn Thị Hiếu (2011). Nghiên cứu và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật thân gỗ tại rừng thực nghiệm cơ sở 2 – Đại học Lâm nghiệp. Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, 2011.
  • Trần Văn Mão (2000). Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
  • Budd, Ann F., Foster, Charles T., Dawson, John P., and Johnson, Kenneth G. (2001). “The Neogene Marine Biota of Tropical America (‘‘Nmita’’) Database: Accounting for Biodiversity in Paleontology.” Journal of Paleontology. 75: 743-751.
  • Fang, Q., Caelli, T. and G.A. Sanchez-Azofeifa (2004). Alberta biodiversity monitoring program data management system technical architecture. ABMP, University of Alberta and Earth Observation Systems Laboratory.
  • Hoppe, J. R. and T. Ludwig (2001). “Sys Tax- Electronic data processing for recording and analysing biodiversity data with the systematic and taxonomic database system Sys Tax.” German Programme on Biodiversity and Global Change.