Đánh giá tiềm năng phụ phẩm từ trái ngô (lõi và vỏ) và sử dụng làm thức ăn nuôi bò thịt tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Đánh giá tiềm năng phụ phẩm từ trái ngô (lõi và vỏ) và sử dụng làm thức ăn nuôi bò thịt tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Mai Thị Xoan
Ngô Thị Kim Chi
Hoàng Công Nhiên

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk để đánh giá năng suất, trữ lượng ngô và đánh giá hiệu quả của việc bổ sung lõi ngô vào khẩu phần ăn của bò thịt. Trữ lượng lõi ngô và vỏ ngô tại huyện Ea Kar khá cao, cụ thể lần lượt là 16.724,38 tấn và 13.538,79 tấn chiếm 11,9% so với toàn tỉnh. Với nguồn phụ phẩm này nếu được chế biến hợp lý và sử dụng hoàn toàn có thể giải quyết thức ăn thô khô cho một số lượng lớn đàn bò của huyện. Bổ sung 10% lõi ngô ủ urê vào khẩu phẩn bò thịt làm tăng lượng thu nhận thức ăn so với bổ sung 10% lõi ngô khô (8,61kg VCK/con/ngày so với 7,45 kg VCK/con/ngày); giảm tiêu tốn thức ăn (9,8 kg VCK/1kg tăng khối lượng cơ thể so với 11,19 kg VCK/1kg tăng khối lượng cơ thể); tăng khối lượng tuyệt đối của bò cao hơn (872,3 g/con/ngày so với 666,8 g/con/ngày). Bổ sung 10% lõi ngô ủ urê vào khẩu phẩn bò thịt làm tăng lợi nhuận thu được từ nuôi bò thịt, chênh lệch so với lô bổ sung 10% lõi ngô khô là 428.170 đồng/con/ tháng.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Mai Thị Xoan

Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Mai Thị Xoan, ĐT: 0962268547, Email: mtxoan@ttn.edu.vn.

Ngô Thị Kim Chi

Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Tây Nguyên;

Hoàng Công Nhiên

Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Vũ Chí Cương, Nguyễn Thành Trung, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Thiện Trường Giang và Lưu Thị Thi (2005). Ảnh hưởng của các mức lõi ngô trong khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao đến tỷ lệ phân giải chất khô inssaco bông gòn môi trường dạ cỏ và tăng trọng của bò Lai Sind vỗ béo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 18, tr. 43-46.
  • Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Lưu Hữu Mãnh và Nguyễn thị Mộng Nhi (2007). Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số giống cây thức ăn gia súc họ hòa thảo và họ đậu trồng tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2007: số 7: 183-192, Trường Đại học Cần Thơ.
  • Trần Hiệp, Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Hùng Sơn (2020). Sử dụng vỏ chanh leo, lõi ngô, bã mía trong hỗn hợp thức ăn lên men thay thế cây ngô ủ chua cho bò cái tơ Mộc Châu – Sơn La. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(5): 332-338.
  • Trương La (2010). Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò thịt tại Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ nông nghiệp 2010, Viện Chăn nuôi.
  • Trương La, Vũ Văn Nôi, Trịnh Xuân Cư, Vũ Chí Cương (2011). Sử dụng lõi ngô để nuôi vỗ béo bò laisind tại Đắk Lắk, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 30, tháng 6 năm 2011.
  • Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thị Thanh Hằng (2005). Giáo trình thức ăn gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2005.
  • Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Tiến, Giang Vi Sal, Hoàng Anh Dương, Nguyễn Minh Cảnh, Hoàng Thị Ngân, Trần Quang Hạnh, Nguyễn Đức Điện và Lê Năng Thắng (2021). Hiện trạng chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 269, 20 – 27.
  • Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần và giá trin dinh dưỡng thức ăn gia súc và gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
  • A Akinfemi, O A Adu and F Doherty (2010). Assessment of the nutritive value of fungi treated maize cob using in vitro gas production technique. African journal of food, agriculturê, nutrition and development, Vol. 10 No. 8.
  • Chenos and Kayuli (1979). Roughage utilization on warm climates. FAO – Animal production and helth. Rome. Pp 25 – 124.
  • Fries, G. F., C. A. Lassiter, D. M. Steath and J. W. Rust. (1955). A preliminary report on the value of corn cobs and cottonseed hulls for growing dairy heifers. J. Anim. Sci. 14:1203-1210.
  • Kearl, L.C (1982). Nutrient requirements of ruminants in development countries. Page: 82. International feedstuffs institude, Utah Agricultural experiment station, Utah State University, Loga, Utah, USA.
  • Leng, R. A. (1987). Report on the utilization of Agroindustrial by-products as feed on the Loess Plateau of Northern china, ADAB. Canberra.
  • Leng, R. A. (1990). Factors affecting the utilisation of poor-quality forages by ruminant particularly under tropical conditions, Nutrition Research Review 3, Pp. 27-91.
  • M Tafsin, Arwinsyah, and Yunilas (2018). Effect of bio activator use on corn cobs as a complete feed on performance and digestibility of local sheep. Earth and Environmental Science, pages: 1 – 8.
  • NLP Sriyani, Wayan Siti, Gede Suarta, Ida Bagus Gaga Partama , Nyoman Tirta Ariana , Wayan Sayang Yupardhi (2018). International Journal of Life Sciences, Vol. 2 No. 1, April 2018, pages: 42-49.
  • Sriyani, N., Siti, W., Suarta, G., Partama, I., Ariana, N., & Yupardhi, W. (2018). Responses of Corncob as Replacement of Elephant Grass on Performance and Carcass Profile of Bali Cattle. International. Journal Of Life. Vol. 2 No. 1, April 2018, pages: 42 – 49.
  • Wanapat, M. and P. Rowlinson (2007). Nutrition and feeding of swamp buffalo: feed resources and rumen approach. Italian J. Anim. Sci. 6:67-73.
  • Wanapat, M., R. Pilajun and P. Kongmun. (2009). Ruminal ecology of swamp buffalo as influenced by dietary sources. Anim. Feed Sci. Technol. 151:205-214.