Tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò tại huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò tại huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Nguyễn Thị Vân Anh
Nguyễn Ngọc Đỉnh

Tóm tắt

Giun xoăn dạ múi khế thuộc họ Trichostrongyloidea gồm nhiều giống, ký sinh chủ yếu trên động vật ăn cỏ. Trâu bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế bị giảm khả năng giữ chất chứa trong dạ cỏ và dạ múi khế, tiêu chảy, chậm lớn, thậm chí tử vong. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại xã Cư Né, Cư Kbô và Ea Ngai thuộc huyện Krông Búk nhằm khảo sát tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế trên đàn bò nuôi. Qua xét nghiệm mẫu phân từ 302 bò bằng phương pháp phù nổi, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò tương đối cao với 49,3% [khoảng tin cậy (KTC) 95%: 43,6 - 55,1%]. Bò nuôi tại huyện Krông Búk nhiễm các loài Haemonchus spp., Trychostrongylus spp., Cooperia spp. và Ostertagia spp. với tỷ lệ lần lượt là 27,2%, 13,2%, 2,32% và 1,66%. Bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy bò không được tẩy giun có tỷ số odds nhiễm giun xoăn cao hơn 1,82 (KTC 95%: 1,07 - 3,11) lần so với bò được tẩy giun; bò nuôi tại xã Cư Né có tỷ số odds nhiễm giun xoăn thấp hơn so với xã Cư Kbô 0,45 (KTC 95%: 0,25 - 0,81) lần; quy mô đàn từ 4 - 10 bò/hộ có tỷ số odds nhiễm cao hơn so với quy mô đàn < 4 con/hộ là 2,35 (KTC 95%: 1,34 - 4,11) lần. Nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho việc làm giảm tỷ lệ lưu hành của giun xoăn dạ múi khế ở đàn bò trên địa bàn huyện Krông Búk.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Vân Anh

Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Vân Anh, ĐT: 0985396345, Email: ntvanh@ttn.edu.vn.

Nguyễn Ngọc Đỉnh

Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Tây Nguyên;

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Văn Diên, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng (2006). Một số nhận xét về giun sán ký sinh đường tiêu hóa của bò tại một số địa điểm ở Đắk Lắk. Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XIII, số 1, trang 54-59.
  • Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Đức (2010). Tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu bò, sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun ở ngoại cảnh. Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVII, số 1, trang 62-67.
  • Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Thị Hồng Phúc, Đào Văn Cường (2011). Sự phát triển và khả năng sống của trứng và ấu trùng giun tròn Haemonchus contortus ở ngoại cảnh. Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVIII, số 2, trang 39-45.
  • Phan Thị Hồng Phúc (2011). Nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. Luận án tiến sĩ. Viện Thú y quốc gia.
  • Nguyễn Như Thanh (2001). Dịch tễ học Thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
  • Dias E Silva, T. P., Ventoso Bompadre, T. F., Danasekaran, D. K., Sakita, G. Z., Abdalla Filho, A. L., Jimenez, C. R., … Louvandini, H. (2019). Trichostrongylus colubriformis infection: Impact on digesta passage rate and lamb performance. Veterinary Parasitology, 272, 17–22. https://doi.org/10.1016/j.vetpar.2019.06.018.
  • Inpankaew, T., Schär, F., Khieu, V., et al (2014). Simple Fecal Flotation Is a Superior Alternative to Guadruple Kato Katz Smear Examination for the Detection of Hookworm Eggs in Human Stool. PLoS Negl Trop Dis 8, 1–6. https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0003313.
  • Taylor, M.A., Coop, R.L., Wall, R.L. (2016). Veterinary Parasitology. Fourth Edition, New Dehli, India: Wiley-Blackwell.
  • Thrusfield, M. (2018). Surveys. In: Thrusfield M, Brown H (eds) Veterinary Epidemiology, 4th edn. John Wiley & Sons, Ltd., Pondicherry, India, p 270.
  • Rahman, W. A., & Collins, G. H. (1990). Changes in liveweight gain, blood constituents and worm egg output in goats infected with a sheep-derived strain of Trichostrongylus colubriformis. The British Veterinary Journal, 146, 413–418. https://doi.org/10.1016/0007-1935(90)90029-3.