Tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2020
Main Article Content
Tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2020
Tóm tắt
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ và là nguyên nhân thường gặp nhất của đột quỵ xuất huyết não. Chúng tôi muốn xác định tỷ lệ tăng huyết áp, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được phát hiện trước khi nhập viện và tỷ lệ không tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên năm 2020. Nghiên cứu cắt ngang ở đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã thực hiện từ 01/2020 đến 6/2021. Có 85 đối tượng nghiên cứu được chọn liên tiếp. Chúng tôi đã sử dụng một bộ câu hỏi soạn sẵn để thu thập các thông tin cần thiết thông qua phỏng vấn trực tiếp và khám bệnh. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Trong tổng số 85 bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não được đưa vào nghiên cứu, tỷ lệ nam giới là 76,5%, tuối trung bình là 60,9 ± 14,5, người Kinh chiếm 67,1%, tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp ở mức rất cao (81,2% (69/85)). Trong số các bệnh nhân có tăng huyết áp, có đến 44,9% chưa biết bản thân bị tăng huyết áp trước khi nhập viện. Trong số các bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, tỷ lệ không tuân thủ điều trị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 53%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não ở mức rất cao (81,2%). Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp chưa được phát hiện trước khi nhập viện và tỷ lệ không tuân thủ điều trị đều ở mức cao (lần lượt là 44.9% và 53%). Việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời tăng huyết áp ở người dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở những người có tiền sử đột quỵ xuất huyết não là vô cùng quan trọng.
Article Details
Tài liệu tham khảo
- Y Biêu (2014). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của người Ê Đê trên 25 tuổi tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, năm 2014. Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
- Mạc Văn Hòa (2009). Tiên lượng tử vong ở bệnh nhân xuất huyết não theo ICH. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Đinh Hữu Hùng và cs (2020). Tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh Đắk Lắk (đã nghiệm thu và chuyển giao kết quả).
- Lê Thị Hương và cs (2016). “Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam năm 2013 - 2014”. Tạp chí Nghiên cứu Y học. Tập 104, số 6, tr.1-7.
- Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt, Hoàng Xuân Hạnh, Phạm Thành Quang (2010). “Tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009 và một số yếu tố liên quan”. Tạp chí Y tế công cộng, Tập 14, Số 14, tr. 36 - 42.
- Bộ Y Tế , Cục Y tế dự phòng (2016). Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Hồ Hữu Thật (2008). Đặc điểm của xuất huyết não do tăng huyết áp, Luận án tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 48-49.
- Đỗ Vân Vân và cs (2011). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong trong xuất huyết não, Kỷ yếu hội nghị khoa học, Bệnh viện An Giang, tr. 139-145.
- Al-Saffar et al. (2013). “Prevalence of Hypertension in Deep and Lobar Intracerebral Hemorrhage in a Group of Iraqi Patients”, J Fac Med Baghdad.
- Bushara S. O. et al. (2015). “Undiagnosed hypertension in a rural community in Sudan and association with some features of the metabolic syndrome: how serious is the situation?”, Ren Fail. 37 (6), pp.1022-1026.
- Carvalho A. S. et al. (2019). “Medication Adherence In Patients With Arterial Hypertension: The Relationship With Healthcare Systems’ Organizational Factors”, Patient Prefer Adherence. 13, pp. 1761-1774.
- Chin J. H., Bhatt J. M., Lloyd-Smith A. J. (2017). “Hypertension-A Global Neurological Problem”, JAMA Neurol. 74(4), pp. 381-382.
- Ebrahimi M. et al. (2013). “Prevalence of Hypertension, Pre-hypertension and Undetecte Hypertension in Mashhad, Iran”, Mediterranean Journal of Nutrition and Metabolism. 9(3), pp. 213-223.
- Feigin V. L., Roth G. A., Naghavi M. et al. (2016), “Global burden of stroke and risk factors in 188 countries, during 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”, Lancet Neurol. 15(9), pp. 913-924.
- Feigin V. L. et al. (2017), “Global Burden of Stroke”, Circ Res. 120(3),pp. 439-448.
- Guirguis-Blake JM et al. (2021). «Screening for hypertension in adults: Updated evidence report and systematic review for the US Preventive Services Task Force. JAMA. 325(16), pp.1657-1669
- Han T. S. et al. (2017). “Impacts of undetected and inadequately treated hypertension on incident stroke in China”. BMJ Open. 7 (10), pp. e016581.