Giáo dục ý thức thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên hiện nay

Main Article Content

Giáo dục ý thức thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên hiện nay

Tác giả

Đặng Nguyên Hà
Nguyễn Thị Hải Yến

Tóm tắt

Giáo dục thẩm mỹ là yêu cầu quan trọng trong tiến trình xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Nội dung cơ bản của giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên là định hướng tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ và quan điểm thẩm mỹ, bồi dưỡng lý tưởng thẩm mỹ góp phần hình thành con người có nhân cách tốt, có ích cho xã hội. Thông qua điều tra về thị hiếu, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ, mức độ thưởng thức các loại hình nghệ thuật và cách thưởng thức các giá trị nghệ thuật của sinh viên Đại học Tây Nguyên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như tăng cường giáo dục ý thức thẩm mỹ gắn với các môn học, nhất là các môn Lý luận Chính trị; tạo điều kiện để sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ lành mạnh; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề nhằm hình thành và phát triển ở sinh viên những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực, góp phần định hướng đúng đắn ý thức thẩm mỹ của sinh viên.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Đặng Nguyên Hà

Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Đặng Nguyên Hà; ĐT: 0914411422; Email: dnha@ttn.edu.vn.

Nguyễn Thị Hải Yến

Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998, về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Hà Nội, Chính trị quốc gia Sự thật.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Hà Nội, Chính trị quốc gia Sự thật.
  • Hải Đăng, Hảo Linh (2021). Facebook, Meta, Metaverse: Cuộc chạy trốn khủng hoảng đạo đức?, Tạp chí điện tử Tia sáng. Nguồn: https://tiasang.com.vn/-dien-dan/Facebook-Meta-Metaverse-Cuocchay-tron-khung-hoang-dao-duc--28713 truy cập ngày 4/01/2022
  • Hoàng Thúc Lân (2014). Vai trò của mĩ học Mác - Lênin trong việc giáo dục ý thức thẩm mỹ cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục, 326, 24-25,31.
  • Đỗ Văn Khang (chủ biên) (2011). Giáo trình mỹ học cơ sở, Hà Nội, Giáo dục Việt Nam.
  • Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2019). Luật số: 43/2019/QH14: Luật Giáo dục, Hà Nội.
  • Trường Đại học Tây Nguyên (2021). Báo cáo Tổng kết năm học 2020 - 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, Đắk Lắk.