Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh <p>Tay Nguyen Journal of Science is a multidisciplinary journal. Our vision is to build a platform to share academic and research findings in the fields of Natural Sciences, Agriculture, Technology, Health, Education, Social Sciences, and Humanities. We look forward to receiving the attention of readers and scientists, national and international, to develop the Journal jointly.</p> Trường Đại học Tây Nguyên vi-VN Tạp chí Khoa học Tây Nguyên 2815-648X Quan điểm về dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến trong giảng dạy của giảng viên trường Đại học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/471 <p>Dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến (dạy học kết hợp) đã và đang chứng tỏ sự phù hợp, có nhiều ưu thế trong tổ chức dạy học ở các nhà trường hiện nay. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quan điểm của giảng viên về dạy học kết hợp thông qua khảo sát 166 giảng viên thuộc các khoa khác nhau của trường Đại học Tây Nguyên. Dựa trên kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, bốn quan điểm đã được đưa ra bao gồm: kỹ năng và kinh nghiệm, động lực, tương tác và giao tiếp, hiệu quả và linh hoạt. Các phân tích thống kê sử dụng SPSS để xử lý số liệu. Kết quả cho thấy quan điểm của giảng viên về dạy học kết hợp là tích cực. Trong bốn quan điểm được đưa ra nghiên cứu thì quan điểm hiệu quả và linh hoạt đạt giá trị trung bình cao nhất (M = 4,02, SD = 1,43), trong khi qua điểm về kỹ năng và kinh nghiệm đạt giá trị trung bình thấp nhất (M = 2,04, SD = 1,30). Những người tham gia cũng đánh giá cao không chỉ vì nó mang lại hiệu quả, sự linh hoạt, tăng khả năng giáo tiếp và tương tác mà còn động lực cho giảng viên trong dạy học. Ngược lại, quan điểm kỹ năng và kinh nghiệm ít được xem xét đến từ góc nhìn của người dạy trong dạy học kết hợp.</p> Lê Thanh Tú Trần Thị Mỹ Liên Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội cho lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/408 <p>Bài viết này đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Bài viết sử dụng nguồn số liệu khảo sát từ 300 người lao động và 150 đơn vị sử dụng lao động để đánh giá thị trường lao động và kết quả đào tạo nghề. Kết quả chỉ ra rằng năng lực đào tạo nghề và cung lao động chưa bắt kịp theo yêu cầu của thị trường lao động; tỷ lệ người học được giải quyết việc làm sau đào tạo và tỷ lệ lao động đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng ở một số lĩnh vực còn thấp. Các giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội bao gồm tăng cường khảo sát nhu cầu đào tạo nghề; đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới phương thức đào tạo; tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề; truyền thông, nâng cao giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp.</p> Nga Đỗ Thị Châu Nguyễn Ngọc Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Thực trạng việc triển khai giáo dục stem tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/458 <p>Giáo dục STEM là một mô hình giáo dục hiện đại đang được quan tâm triển khai trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Bài viết trình bày kết quả tìm hiểu thực trạng triển khai giáo dục STEM tại các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk thông qua phiếu khảo sát 252 giáo viên (GV) của 12 trường THPT trên địa bàn Tỉnh. Kết quả cho thấy hầu hết GV đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh; các hình thức tổ chức giáo dục STEM đã được GV thực hiện đó là bài dạy STEM, hoạt động trải nghiệm STEM và hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. Tuy nhiên, GV còn gặp khó khăn khi thiết kế bài dạy STEM vì vậy cần tiếp tục công tác bồi dưỡng chuyên sâu cho GV và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm đẩy mạnh các hoạt động giáo dục STEM trong thời gian tới.</p> Thảo Đinh Thị Xuân Thị Yến Nhung Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Tổng quan nghiên cứu về tác động của tín dụng đối với kinh tế nông hộ https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/439 <p>Tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp mà nông hộ sở hữu yếu tố sản xuất, đó là một loại hình kinh tế hiệu quả và phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, được hình thành và phát triển một cách khách quan và lâu dài. Nghiên cứu về tác động của tín dụng đối với kinh tế nông hộ được nhiều nhà khoa học nghiên cứu thực hiện. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tích dựa trên các nghiên cứu về tác động của tín dụng đối với kinh tế nông hộ. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề tổng quan về tín dụng và tác động của tín dụng đối với kinh tế nông hộ. Tác động của tín dụng trong kinh tế nông hộ được thể hiện qua các khía cạnh: đảm bảo nguồn vốn cho quá trình sản xuất của nông hộ, mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, đảm bảo chi tiêu các nhu cầu sinh hoạt của nông hộ, và các tác động khác.</p> Hội Võ Xuân Thanh Hùng Phạm Đức Quyền Nguyễn Trinh Vương Vũ Thị Trà Giang Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/435 <p>Đắk Lắk là một tỉnh trung tâm của khu vực Tây Nguyên, tính đến tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh ước có 12.246 doanh nghiệp đang hoạt động. Những năm gần đây, Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận các nhà đầu tư, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng cũng như tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, nhận thấy thu hút đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 230 doanh nghiệp tại tỉnh. Với kết quả phương pháp phân tích hồi quy cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sắp xếp theo thứ tự quan trọng như sau: Thương hiệu địa phương, Chế độ chính sách, Chất lượng dịch vụ công, Lợi thế ngành và Chi phí đầu vào. Từ kết quả này, nhóm tác giả cũng đề ra một số hàm ý chính sách nhằm tăng sự hài lòng của nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Đắk Lắk.</p> Thị Thu Vân Đặng Vy Phạm Thảo Vương Vũ Trinh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Thực trạng sinh viên vi phạm kỷ luật khi học giáo dục quốc phòng và an ninh và những giải pháp hạn chế vi phạm https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/432 <p>Chấp hành kỷ luật là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để sinh viên hoàn thành môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn có những hành vi vi phạm kỷ luật trong quá trình học tập và phải xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề này đòi hỏi phải có những biện pháp giải quyết phù hợp nhằm phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn không để xảy ra vi phạm. Nội dung bài viết tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân vi phạm kỷ luật của sinh viên khi học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Tây Nguyên. Từ trực trạng vi phạm kỷ luật của sinh viên đã xác định được 03 nguyên nhân chủ yếu đó là: Một bộ phận SV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của môn học, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật chưa cao; Cán bộ, giảng viên Trung tâm còn thiếu về số lượng và kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa có khung quản lý SV chuyên trách theo mô hình Quân đội; Công tác quản lý, tổ chức, duy trì nghiêm kỷ luật trong khoá học của cán bộ, GV chưa đồng đều, thống nhất. Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân đề xuất 04 giải pháp mang tính khả thi để sinh viên không có những vi phạm kỷ luật làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, cụ thể: Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của môn học, về chấp hành quy định đối với sinh viên khi học ở Trung tâm; Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, rèn luyện kỷ luật, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các chủ thể để hạn chế hành vi vi phạm kỷ luật trong sinh viên; Quản lý chặt chẽ, duy trì nghiêm kỷ luật; xử lý nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh đối với sinh viên vi phạm kỷ luật khi học ở Trung tâm; Xây dựng môi trường văn hoá quân sự, đề cao tính kỷ luật để hạn chế vi phạm kỷ luật đối với sinh viên.</p> Hùng Trần Văn Đoài Lê Văn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Trường Đại học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/474 <p>Bộ nhận diện thương hiệu (brand identity) - tập hợp những hình thức được thể hiện bằng hình ảnh, biểu tượng, ấn phẩm quảng cáo, ngôn từ nhằm giúp khách hàng biết đến một thương hiệu (Kotler và Keller, 2016; Aaker và Joachimsthaler, 2000; Kapferer, 2012). Đối với trường Đại học Tây Nguyên (ĐHTN), trong xu thế quyết tâm theo đuổi mục tiêu chất lượng “Chủ động hợp tác quốc tế với các trường đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và vị thế của Nhà trường” là giá trị cốt lõi. Có thể thấy bộ nhận diện hay hệ thống nhận diện thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của thương hiệu. Đó không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp, văn hóa chất lượng trong từng hoạt động mà còn là cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong và ngoài trường; giữa người học, giảng viên, cán bộ viên chức, người lao động của trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu của các tổ chức; đánh giá thực trạng về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của trường ĐHTN, trong đó có cơ sở xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bao gồm Sứ mạng; Tầm nhìn; Giá trị cốt lõi; Đặc điểm, thế mạnh; logo của trường ĐHTN; khảo sát ý kiến của các bên liên quan, từ đó đề xuất bộ nhận diện thương hiệu nhằm định vị hình ảnh, tạo tính thống nhất, đồng bộ, giúp tăng hiệu quả của các hoạt động quảng bá cũng như xây dựng kế hoạch quảng bá bộ nhận diện thương hiệu của Nhà trường. Nghiên cứu sử dụng bốn phương pháp nghiên cứu: (1) Lý thuyết nền, (2) Chuyên gia, (3) Tiếp cận, đánh giá có sự tham gia, (4) Phân tích hai trường: Điểm mạnh (S) – Điểm yếu (W), để xây dựng ý tưởng các thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Kết quả đã đề xuất bộ nhận diện thương hiệu gồm (1) Bộ ấn phẩm văn phòng, (2) Bộ biển hiệu, (3) Bộ ấn phẩm quảng bá và tặng phẩm, (4) Bộ bảng tên và thẻ, (5) Trang phục. Đây là cơ sở để xây dựng một bộ hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu trong các hoạt động của Nhà trường.</p> Nguyễn Thị Tình Thị Lan Chi Tống Thị Thuỷ Nguyễn Thị Thảo Nguyễn Văn Thanh Nguyễn Văn Thảo Trương Văn Cường Trần Xuân Thọ Phan Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Pháp luật về dịch vụ mobile banking và thực tiễn thực thi tại tỉnh Đắk Lắk https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/461 <p>Ra đời từ năm 2010, đến nay dịch vụ Mobile Banking đang được 48 ngân hàng triển khai với nhiều tiện ích mới, đơn giản và thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Mobile Banking là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến thông qua ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại thông minh. Thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tính đến hết tháng 4/2022, giao dịch qua hệ thống liên ngân hàng đã tăng trưởng mạnh (hơn 32,37%) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tốc độ tăng trưởng Mobile Banking đạt 200%, giá trị giao dịch hằng ngày trên di động đạt 300 tỷ đồng/ngày. Bài viết khái quát về dịch vụ Mobile Banking và các quy định pháp luật đối với dịch vụ Mobile Banking; Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về dịch vụ Mobile Banking tại tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ Mobile Banking tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.</p> Thúy An Phan Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/448 <p>Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) của hộ sản xuất cà phê (HSXCP) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bài báo sử dụng thông tin dữ liệu từ 240 hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dựa trên số liệu khảo sát, Lý thuyết hành vi có kế hoạch được áp dụng để xây dựng mô hình phương trình cấu trúc. Bước 1, xây dựng thang đo thử nghiệm dựa ̛trên các cơ sở lý thuyết. Bước 2, xây dựng thang đo hoàn chỉnh với việc khảo sát thử 20 phần tử mẫu để kiểm tra mức độ dễ hiểu của câu hỏi, loại bỏ câu hỏi trùng lặp và chỉnh sửa từ ngữ để hoàn chỉnh Thang chính thức. Bước 3, nghiên cứu định lượng chính thức với 240 mẫu đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu định lượng. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 4 nhân tố (TĐ, NT, TĐM, LI) ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn của HSXCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp để khuyến khích HSXCP tham gia vào nền KTTH.</p> Minh Ngọc Dương Thị Hải Yến Nguyễn Xuân Hội Võ Xuân Hòa Ao Thị Thu Vân Đặng Thị Mỹ Duyên Huỳnh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả theo qui mô trong sản xuất của các hộ nông dân trong vùng chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/434 <p>Bài báo này nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả theo quy mô của các hộ nông dân trong vùng chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Đắk Lắk sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA). Trong phạm vi bài báo, chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu các hộ nông dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ lụt trên địa bàn. Cụ thể, dung lượng 199 mẫu là các hộ nông dân thuộc bốn thôn buôn của bốn xã trên địa bàn bốn huyện trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt được khảo sát, nghiên cứu. Thông tin thu thập chủ yếu trong năm 2022, một số thông tin về lũ lụt được thu thập trong 10 năm trở lại đây. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo qui mô (TEVRS), hiệu quả kỹ thuật không thay đổi theo qui mô (TECRS) và hiệu quả theo qui mô (SE) của các hộ nông dân. Kết quả chỉ ra rằng để nâng cao hiệu quả sản xuất cần thực hiện một số giải pháp liên quan đến quy hoạch sử dụng đất; sự quan tâm của các cấp chính quyền về tạo điều kiện vật chất cũng như đầu tư thích đáng nâng cao trình độ dân trí; đặc biệt công tác cảnh báo về lũ.</p> Hóa Nguyễn Văn Vân Đặng Thị Thu Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Some q-fejér inequaliries for $$(M_\phi,M_\psi)$$ -convex functions https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/441 <p> <span class="fontstyle0">In this paper, we consider a class of generalized convex functions, which are defined according to a pair of quasi-arithmetic means and called $$(M_\phi,M_\psi)$$</span><span class="fontstyle0"> </span><span class="fontstyle0">-convex functions and establish some </span><span class="fontstyle4">q</span><span class="fontstyle0">-Fejér inequalities for such a function class.</span> </p> Huề Nguyễn Ngọc Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất hữu cơ tự nhiên đến sự sinh trưởng của cây lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.) trong điều kiện in-vitro https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/447 <p>Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall) Lindl.) là một trong những loại thảo dược quý, sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên. Đây là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe của con người, do đó nó cần nghiên cứu bảo tồn và phát triển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Lan kim tuyến mọc từ các đốt thân trên môi trường bổ sung phối hợp các chất hữu cơ tự nhiên gồm nước dừa, chuối mốc, khoai tây, đậu nành trong điều kiện in vitro, lượng môi trường, mật độ nuôi cấy, loại ánh sáng nuôi cấy và đánh giá sự tích lũy hợp chất kinsenoside của nó. Kết quả cho thấy, giá thể thích hợp nhất là bổ sung kết hợp 10% nước dừa, 20 g/l chuối mốc, 20 g/l khoai tây và 20 g/l đậu nành. Lượng môi trường thích hợp là 60 ml/bịch. Mật độ nuôi cấy tốt nhất là 8 cây/bịch. Ánh sáng thích hợp nuôi cấy là đèn neon. Kết quả phân tích định lượng hợp chất kinsenoside cho thấy, cây nuôi cấy trên môi trường có bổ sung phối hợp các chất hữu cơ tự nhiên 7 tháng tuổi, cây nuôi trồng theo phương pháp truyền thống 8 tháng tuổi, cây mọc ngoài tự nhiên đã ra hoa có hàm lượng kinsenoside đạt lần lượt là 7,85%, 7,97% và 9,82%.</p> Huyên Phan Xuân Mộng Thùy Dương Phan Thị Thanh Hằng Nguyễn Văn Khiêm Đinh Văn Kết Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/425 <p>Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một trong tám nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong toàn cầu. Dự báo đến năm 2025, tỷ lệ tăng huyết áp trên Thế giới sẽ tăng lên khoảng 60%, đạt 1,56 tỷ người trưởng thành. Tăng huyết áp là một bệnh thầm lặng nhưng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt tăng huyết áp đã có biến chứng tại các hệ cơ quan. Chất lượng cuộc sống của những người bị tăng huyết áp bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và bản chất mãn tính của bệnh tăng huyết áp, tác động tiêu cực của bệnh đối với sức khỏe thể chất, tình cảm. Mục tiêu: Xác định chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 209 người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán tăng huyết áp. Kết quả: 44% đối tượng nghiên cứu tự đánh giá có chất lượng cuộc sống trung bình, 20,1% đối tượng nghiên cứu tự đánh giá có chất lượng cuộc sống kém. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp là 54,97 ± 13,08 . Điểm chất lượng cuộc sống cao nhất ở lĩnh vực quan hệ xã hội với 59,77 ± 13,15 điểm, thấp nhất thuộc lĩnh vực sức khỏe thể chất với 52,86 ± 16,26 điểm. Kết luận: Đa số bệnh nhân tăng huyết áp có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp là 54,97 ± 13,08 . Điểm chất lượng cuộc sống cao nhất ở lĩnh vực quan hệ xã hội với 59,77 ± 13,15 điểm, thấp nhất thuộc lĩnh vực sức khỏe thể chất với 52,86 ± 16,26 điểm. Các nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhân viên y tế cần có các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp.</p> Trang Hà Thị Thanh Thị Kim Quyên Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Efficacy of expectant management of early-onset severe preeclampsia in gynecology and obstetrics department at the Central Highlands Regional General Hospital in 2023 https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/430 <p>The early-onset severe preeclampsia is a serious disease with many complications for mothers and newborns. Expectant management helps prolong gestational age to reduce morbidity and mortality due to preterm birth, while still ensuring safety by limiting complications for the mother. This was a cross-sectional descriptive study on 36 pregnant women diagnosed and treated for early-onset severe preeclampsia with gestational age from 24 to 34 weeks at the Obstetrics and Gynecology Department of Central Highlands Regional General Hospital to evaluate the effectiveness and some factors affecting the expectant management effect on this disease. Results: The expectant treatment success rate was 22.2%; The mean number of days of treatment was 7.8 (± 5.9). The group with gestational age &gt;32 weeks had an expectant treatment success rate 1.35 times higher than the other group (p&lt;0.05. OR=1.35 CI: 1.35 -117.5). The complications for the mother: there were no cases of death, eclampsia or placental abruption, There was 1 case of HELLP syndrome accounting for 2.8%. Neonatal outcomes: postnatal mortality accounts for 11.1%, Neonatal Intensive Care Unit admission was 21.7%, poor neonatal outcomes were mainly related to gestational age and neonatal weight.</p> Ngọc Ba Mai Tiến Công Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Y khoa, trường Đại học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/479 <p>Chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém ở sinh viên Y khoa rất phổ biến, dẫn đến giảm tỉnh táo, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và làm giảm chất lượng cuộc sống. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỉ lệ CLGN kém và các yếu tố liên quan theo thang điểm Pittsburgh. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 464 sinh viên y khoa, Trường Đại học Tây Nguyên từ tháng 1/2022 đến thàng 12/2022. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi và số liệu được xử lí bằng phần mềm STATA 15.0. Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) đã được sử dụng để đánh giá chất lượng giấc ngủ (chất lượng giấc ngủ kém khi PSQI &gt; 5). Trong 464 sinh viên tham gia nghiên cứu, tỉ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém là 53,9%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa với sự gia tăng tỉ lệ CLGN kém là nhóm tuổi &lt; 21, dân tộc Kinh, thời gian sử dụng thiết bị điện tử &gt; 5h/ngày, ít hoạt động thể lực, áp lực kỳ thi, áp lực gia đình, áp lực về mối quan hệ xã hội, áp lực từ sự cô đơn và tình trạng sức khỏe hiện tại không tốt. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ của sinh viên Y khoa, Trường Đại học Tây Nguyên là một vấn đề quan trọng và cần có các giải pháp thích hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe này.</p> Hùng Đinh Hiếu Kiên Huỳnh Tấn Nam Đỗ Tâm Nguyện Huỳnh Thục Nghi Trần Thị Thùy Dung Lê Anh Đức Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Thực trạng chăn nuôi gà bản địa của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/475 <p>Nghiên cứu được thực hiện trên 120 nông hộ tại 7 buôn/5 xã/5 huyện của tỉnh Đắk Lắk được lựa chọn ngẫu nhiên để khảo sát thực trạng chăn nuôi gà bản địa. Sử dụng câu hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin về phương thức, quy mô, nguồn con giống, thức ăn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ gà bản địa của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk. Kết quả cho thấy chăn nuôi gà bản địa trong nông hộ đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là nuôi chăn thả 80,83%, nuôi bán chăn thả 15,83% và nuôi nhốt 3,33%. Quy mô nuôi gà bản địa có số lượng nhỏ 18,8 con/hộ. Nguồn giống gà bản địa tự sản xuất (có sẵn trong nông hộ) 75,83%, trao đổi trong cùng buôn 17,5% và 6,66% mua từ buôn khác. Thức ăn dùng cho gà bản địa là các loại hạt sẵn có 96,67%, tỷ lệ sử dụng thức ăn hỗn hợp (thức ăn công nghiệp) rất thấp 3,33%. Gà bản địa được tiêm phòng rất thấp 17,5%, gà không được tiêm phòng bệnh 82,5%. Gà bản địa dễ bán và bán được giá cao, giá bán trung bình 98.958 đồng/kg. Dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi và thiếu con giống chất lượng cao là những khó khăn chính gặp phải trong quá trình chăn nuôi giống gà bản địa của người dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Lắk. Phát triển các cơ sở sản xuất gà bản địa, xây dựng các công thức phối trộn từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, phòng chống dịch bệnh là cần thiết để năng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, duy trì nguồn sinh kế cho người dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Lắk.</p> Quang Hạnh Trần Thị Kim Chi Ngô Đức Điện Nguyễn Thị Như Linh Bùi Thị Xoan Mai Thị Thu Nguyễn Tấn Khanh Trương Thế` Huệ Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01 Isolation and selection of high activity acetic acid bacteria from shredded green tea Kombucha fermented by some commercial SCOBY https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/410 <p>Vietnam stands as the seventh-largest tea producer globally, offering a wide variety of commercial tea products. During the production of dry tea, approximately 10% of the annual yield consists of shredded tea, which has low economic value and is typically discarded. This type of tea is an abundant resource for producing fermented beverages such as Kombucha, which is produced by fermentation of sugared tea using a tea fungus. This is a symbiotic colony of bacteria and yeast (SCOBY) that converts sucrose into acetic acid. Among the microorganisms participating in this process, acetic acid bacteria take precedence, playing a pivotal role in organic acid production. In this study, six distinct commercial SCOBYs were cultivated in sugared tea broth, and the resulting fermented broth was utilized to isolate acetic acid bacteria. Ten strains were isolated and subjected to an analysis of their colony morphology and biochemical properties. These bacteria were preliminarily categorized into three genera: Acetobacter, Gluconobacter, and Komagataeibacter. Through screening for fermentation capability on YPGD agar medium supplemented with 5 g/L CaCO3 and 40 mL/L ethanol, Acetobacter sp. LDK-A2 displayed the highest acidogenic ability, with a halo zone diameter ratio of 2.1, which was significantly different from other strains. Phylogenetic tree analysis using the 16S rRNA gene sequence identified that strain LDK-A2 belongs to Acetobacter tropicalis species.</p> Khánh Lê Thị Thanh Huyền Ngô Lan Anh Tô Khánh Hoàng Việt Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-02-29 2024-02-29 18 01