https://tnjos.vn/index.php/tckh/issue/feed Tạp chí Khoa học Tây Nguyên 2024-12-31T00:00:00+07:00 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên tapchikhoahocdhtn@ttn.edu.vn Open Journal Systems <p>Tay Nguyen Journal of Science is a multidisciplinary journal. Our vision is to build a platform to share academic and research findings in the fields of Natural Sciences, Agriculture, Technology, Health, Education, Social Sciences, and Humanities. We look forward to receiving the attention of readers and scientists, national and international, to develop the Journal jointly.</p> https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/560 Ảnh hưởng của bổ sung bã bia tươi đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của dê lai Bách Thảo 2024-11-05T23:01:43+07:00 Hồ Nguyễn Thị Huyền Trân hnthtran@ttn.edu.vn Mai Thị Xoan mtxoan@ttn.edu.vn <p>Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung bã bia tươi đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của dê lai Bách Thảo. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình một yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên. 40 dê đực lai F1 (Boer x Bách Thảo) độ tuổi trung bình 4 tháng được phân ngẫu nhiên về 4 nghiệm thức với các mức bổ sung bã bia tươi lần lượt là 0%, 5%, 10%, 15% (tính theo %VCK). Kết quả sau 3 tháng nuôi thí nghiệm cho thấy: Tăng khối lượng tích luỹ của dê sau 3 tháng nuôi với các mức bổ sung bã bia cao hơn so với lô đối chứng lần lượt là 14,50; 15,66; 16,50 và 17,94 kg (P&lt;0,05) và ở mức bổ sung bã bia 15% cho tăng khối lượng cao nhất (P&lt;0,05). Về hiệu quả sử dụng thức ăn cho thấy bổ sung bã bia tươi làm giảm đáng kể tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (P&lt;0,05), trong đó bổ sung ở mức 15% vật chất khô có tiêu tốn thức ăn là thấp nhất đạt 2,92 kgTA/kg tăng khối lượng.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/532 Mức độ phổ biến, mật độ và khả năng ăn rệp sáp hại quả sầu riêng của loài côn trùng bắt mồi Spalgis epius (Westwood [1851]) (Lepidoptera: Lycaenidae) tại một số địa điểm trong thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2024-10-25T10:29:41+07:00 Trần Thị Huế tthue@ttn.edu.vn Trang Thị Nguyệt Quế tthue@ttn.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Loài côn trùng bắt mồi </span><span class="fontstyle2">Spalgis epius </span><span class="fontstyle0">được khẳng định có tiềm năng lớn trong quản lý tổng hợp các loài rệp sáp hại cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Nghiên cứu này đã xác định được sự hiện diện của </span><span class="fontstyle2">S. epius </span><span class="fontstyle0">trên cây sầu riêng và một số loài cây trồng chính khác (cà phê, bơ, chôm chôm, hồ tiêu và cây có múi) từ 01/2023 đến 6/2024 tại một số địa điểm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Các tháng mùa khô (đặc biệt là từ tháng 02/2023 đến tháng 5/2023). </span><span class="fontstyle2">S. epius </span><span class="fontstyle0">xuất hiện với mật độ cao trên các loại cây trồng ít sử dụng thuốc trừ dịch hại gồm cà phê, bơ và chôm chôm nhưng xuất hiện với mật độ thấp trên sầu riêng và cây có múi bởi 2 loại cây này có tần xuất sử dụng thuốc trừ dịch hại cao. Đỉnh cao mật độ </span><span class="fontstyle2">S. epeus </span><span class="fontstyle0">trên cây chôm chôm, cây bơ và cây cà phê lần lượt đạt 5,6; 4,8 và 3,8 (con/cây). Trong khi đó, đỉnh cao mật độ </span><span class="fontstyle2">S. epeus </span><span class="fontstyle0">trên cây sầu riêng và cây có múi chỉ đạt tương đương 1,6 và 2,4 (con/cây). Khả năng ăn rệp sáp hại sầu riêng </span><span class="fontstyle2">Planococcus </span><span class="fontstyle0">sp. của </span><span class="fontstyle2">S. epius </span><span class="fontstyle0">tăng dần theo thời gian phát dục và đạt mức cao nhất ở ngày thứ 8 và thứ 9 sau khi nở với khả năng ăn rệp sáp ở giai đoạn trứng đạt 2190,9 và 2198,9 (trứng), ấu trùng đạt 357,0 và 352,2 (con) và trưởng thành đạt 18,4 và 18,1 (con).</span> </p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/552 Tình hình nhiễm cầu trùng trên bò tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk 2024-10-30T22:42:19+07:00 Lê Anh Dương laduong@ttn.edu.vn Nguyễn Hữu Hưng nhhung@ctu.edu.vn Lư Ái Tiên latien@ctu.edu.vn Hoàng Trung Kiên hoangkiendl@gmail.com Nguyễn Hồ Bảo Trân nhbtran@ctu.edu.vn <p>Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng bò tại huyện Lắk, Đắk Lắk. Qua kiểm tra 450 mẫu phân bằng phương pháp phù nổi kết quả cho thấy, đàn bò có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 28,89%. Các yếu tố về lứa tuổi, giống bò, trạng thái phân có ảnh hưởng đến bệnh cầu trùng trên bò (P&lt;0,05). Bò &lt; 6 tháng tuổi nhiễm cầu trùng cao nhất chiếm 38,32%, kế đến là bò từ 6 - 12 tháng tuổi 25,56% và thấp nhất ở bò &gt;12 tháng tuổi (13,33%). Giống bò Vàng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 31,73% cao hơn so với bò lai (20,23%). Bò đi phân tiêu chảy nhiễm cầu trùng (38,24%) cao hơn so với bò đi phân bình thường (20,16%). Mức độ nhiễm cầu trùng bò thể hiện ở cả 3 cường độ: cường độ 1+ chiếm 37,86%, cường độ 2+ là 28,16% và cường độ 3+ với 33,98%. Bằng phương pháp hình thái học và theo dõi thời gian sinh bào tử, nghiên cứu đã xác định được 4 loài cầu trùng gây bệnh trên bò là E. bovis (60,19%), E. subspherica (38,83%), E. zuernii (34,95%) và E. auburnensis (9,71%). Một cá thể bò có thể nhiễm nhiều loài noãn nang cầu trùng: nhiễm ghép 2 loài/ cá thể là 28,16%, 3 loài/ cá thể là 17,48% và sau cùng là 4 loài/ cá thể với 6,30%.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/537 Đánh giá khả năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Đầm Chuồn, tỉnh Thừa Thiên Huế 2024-10-15T22:28:00+07:00 Đoàn Khánh Hưng dkhung@hueuni.edu.vn Trần Thị Nhung ttnhung@hueuni.edu.vn Lê Thùy Dương lethuyduong@gmail.com <p>Bài viết này tập trung vào đánh giá khả năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại điểm du lịch Đầm Chuồn, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc phỏng vấn đối với 12 cá nhân là các đối tượng có liên quan trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đó là người dân địa phương, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý du lịch tại địa phương. Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề, nghiên cứu đã có một số đánh giá khá đầy đủ đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Đầm Chuồn, tỉnh Thừa Thiên Huế như là: (1) nhận thức về du lịch sinh thái cộng đồng (2) nhận thức về tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng (3) sản phẩm và dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng (4) sức chứa và mức độ an toàn của du lịch (5) cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch (6) chính sách phát triển, kết nối doanh nghiệp và xúc tiến quảng bá du lịch (7) lợi ích và khó khăn khi tham gia phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và (8) mức độ bền vững. Từ kết quả nghiên cứu đó, bài báo cũng đã đề xuất các hàm ý quản trị cho việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Đầm Chuồn, tỉnh Thừa Thiên Huế.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/561 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2024-11-21T22:25:49+07:00 Huỳnh Thị Mỹ Duyên htmduyen@ttn.edu.vn Thị Ái Nhi Dương dtanhi@ttn.edu.vn Thị Bích Ngọc Nguyễn bichngoc@ttn.edu.vn <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu và khách quan trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu sử dụng thông tin từ 253 đồng bào dân tộc thiểu số được khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Bằng phương pháp phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến được sử dụng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS, kết quả nghiên cứu cho thấy sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử chịu ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều bởi năm yếu tố theo tầm quan trọng giảm dần là kiểm soát hành vi, nhận thức về tính hữu ích, hình ảnh ngân hàng, dễ dàng sử dụng, ảnh hưởng xã hội; và chịu tác động ngược chiều bởi hai yếu tố là cảm nhận về chi phí và rủi ro giao dịch. Dựa trên kết quả, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị thúc đẩy sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.</p> </div> </section> <section id="record-files" class="rel-mt-2 rel-mb-3" aria-label="Files"></section> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/556 Thực trạng kĩ năng vẽ của sinh viên ngành giáo dục mầm non Trường Đại học Tây Nguyên 2024-11-03T16:09:41+07:00 Nguyễn Xuân Tuyến nxtuyen@ttn.edu.vn <p>Nội dung bài báo đề cập đến thực trạng KN vẽ của sinh viên (SV) ngành giáo dục mầm non (GDMN), Trường Đại học Tây Nguyên. Qua quá trình khảo sát trên 373 SV cho thấy, đa phần SV đều nhận thức được tầm quan trọng của KN vẽ trong các học phần mĩ thuật, nhưng mức độ hiểu biết của SV về KN vẽ chưa cao, thời gian dành cho việc học tập, rèn luyện KN vẽ chưa nhiều, tần suất thực hiện các hành động học tập của SV chưa cao, KN vẽ của SV theo từng mức độ tập trung nhiều ở mức trung bình.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/568 Thực trạng rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên ngành giáo dục mầm non Trường Đại học Tây Nguyên 2024-10-30T23:01:37+07:00 Nguyễn Thị Ánh Mai ntamai@ttn.edu.vn Bùi Thị Tâm ntamai@ttn.edu.vn Vũ Trọng Hào ntamai@ttn.edu.vn <p>Rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non là nhiệm vụ của các nhà trường đào tạo sư phạm. Bài báo nhằm mục đích khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục của sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Đại học Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên đã nhận thức tốt về sự cần thiết của kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục và đã có những kĩ năng cơ bản trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Tuy nhiên, mức độ đạt được của các kĩ năng chưa cao, điều này xuất phát từ thực trạng sử dụng các con đường, hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Kết quả nghiên cứu là định hướng để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non và góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo giáo viên mầm non tại Trường Đại học Tây Nguyên.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/541 Thực trạng hoạt động ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 2024-10-21T22:16:16+07:00 Nguyên Lê Thị Thảo lttnguyen@ttn.edu.vn <p>Nội dung bài viết tìm hiểu thực trạng biểu hiện hoạt động ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại một số trường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Hoạt động ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh được chúng tôi nghiên cứu trên hai bình diện: nhận thức và hành động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tại 3 trường có biểu hiện ở mức trung bình, cả về mặt nhận thức và hành động. Dựa trên việc điều tra cơ sở thực trạng đã đo lường, chúng tôi đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/545 Nghiên cứu việc giảng viên phản hồi về lỗi trong bài luận tiếng Anh của sinh viên khoa ngoại ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên 2024-10-22T09:14:59+07:00 Bình An Trương tban@ttn.edu.vn Lệ Hằng Nguyễn nlhang@ttn.edu.vn Văn Phước Phạm pvphuoc@ttn.edu.vn <p>Kỹ năng viết đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp hiệu quả, giúp phát triển tư duy logic và khả năng tích hợp thông tin. Do đó, việc nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng viết là rất cần thiết cho người học. Chất lượng bài viết chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó có cách giáo viên đánh giá và phản hồi. Nghiên cứu này tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên về phản hồi bài luận và xác định các kỳ vọng cùng điều kiện cần thiết cho việc này. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, nghiên cứu đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy của dữ liệu thu thập. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên và giảng viên có nhiều điểm chung. Hơn nữa, giảng viên ưu tiên sửa các lỗi bậc thấp (LOC) hơn so với các lỗi bậc cao (HOC). Tiêu chí sửa lỗi của giảng viên chủ yếu tập trung vào những lỗi ảnh hưởng đến tính dễ hiểu trước, sau đó mới đến lỗi thường gặp. Các lỗi liên quan đến góc nhìn bản xứ ít được chú trọng. Ngoài ra, những kỹ thuật sửa lỗi được cho là hữu ích lại không thường xuyên được áp dụng, trong khi các kỹ thuật hay được sử dụng không luôn được xem là hiệu quả.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/528 Tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2023 tại Trường Đại học Tây Nguyên 2024-10-23T22:41:35+07:00 Lý Ngọc Tuyên lntuyen@ttn.edu.vn Nguyễn Tiến Dần lntuyen@ttn.edu.vn Phạm Thị Oanh lntuyen@ttn.edu.vn Phạm Thị Tú Anh lntuyen@ttn.edu.vn Nguyễn Văn Minh lntuyen@ttn.edu.vn <p>Bài báo trình bày kết quả khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp (SVTN) 31 chuyên ngành đào tạo thuộc 8 Khoa tại Trường Đại học Tây Nguyên năm 2023. Số SVTN đã khảo sát là 1.115 em, gồm có 305 nam, 810 nữ. Tỷ lệ SVTN năm 2023 các ngành được khảo sát năm 2024 có việc làm trung bình là 87,1%, số SVTN chưa có việc làm là 12,9%. Tỷ lệ số SVTN đi làm đúng chuyên ngành được đào tạo là 82,7%, số SVTN làm trái ngành đào tạo là 17,3%. Tỷ lệ số SVTN làm việc ở khu vực Nhà nước chiếm 36,7%, số SVTN làm việc tại các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp tư nhân là 52,0%, số SVTN tự tạo việc làm là 9,1%, số SVTN làm những công việc có yếu tố nước ngoài chiếm tỷ lệ 2,2%. Đa số SVTN các ngành làm việc tại tỉnh Đắk Lắk chiếm tỷ lệ cao với 62,8%, làm tại Tây Nguyên là 12,7%. SVTN làm việc TP. Hồ Chí Minh chiếm 9,7%, làm việc tại các tỉnh khác là 14,8%. Mức thu nhập trung bình của SVTN các ngành, các Khoa đã khảo sát đạt trung bình 6,3 triệu đồng/tháng.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/565 Đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên 2024-11-19T15:23:10+07:00 Chu Thị Giang Thanh ctgthanh@ttn.edu.vn Lê Thị Thảo ltthao@ttn.edu.vn <p>Hậu môn nhân tạo (HMNT) là một phẫu thuật trên đường tiêu hóa, là lỗ mở chủ động ở ruột ra ngoài thành bụng để cho phân và hơi đi qua, thay thế cho hậu môn thật. Bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Việc thích nghi với đặc điểm mới của cơ thể và biết cách chăm sóc HMNT tốt là một thách thức lớn đối với người bệnh. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu: khảo sát kiến thức tự chăm sóc HMNT của bệnh nhân sau phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên; và đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc HMNT của các đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Nghiên cứu giả thực nghiệm được thực hiện trên 90 bệnh nhân sau phẫu thuật mở HMNT, thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu. Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về HMNT trước can thiệp là 21,1%; sau can thiệp là 64,4%. Điểm trung bình kiến thức trước can thiệp là 10,71 + 2,93; sau can thiệp là 14,44 + 2,32, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,001.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/540 Stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khối ngành sức khỏe Trường Đại học Tây Nguyên 2024-10-28T16:37:56+07:00 Lê Thị Thảo ltthao@ttn.edu.vn Chu Thị Giang Thanh ctgthanh@ttn.edu.vn <p>Stress là một vấn đề quan trọng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tinh thần phổ biến ở sinh viên đại học, nhất là ở sinh viên khối ngành sức khỏe. Đây là một nghiên cứu cắt ngang trên 424 sinh viên các ngành Y khoa, Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học đang theo học tại trường Đại học Tây Nguyên năm 2024 nhằm đánh giá về tình trạng stress và một số yếu tố liên quan thông qua bộ câu hỏi tự điền PSS-10. Kết quả ghi nhận: Tỷ lệ stress của sinh viên khối ngành sức khỏe trường Đại học Tây Nguyên là: 84,0%. Trong đó, stress mức độ nhẹ: 34,9%, stress mức độ vừa: 40,1%, stress mức độ nặng 9,0%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở sinh viên bao gồm: giới tính (OR = 1,9; 95% KTC: 1,117 – 3,245), làm thêm (OR = 2,0; 95% KTC: 0,994– 4,386), năm học (OR = 3,6; 95% KTC:1,678 – 7,831) và kết quả học tập (OR = 0,4; 95% KTC: 0,193 – 0,910). Stress là một tình trạng phổ biến ở sinh viên đặc biệt là sinh viên khối ngành sức khỏe. Do đó, cần có những giải pháp hỗ trợ sinh viên để giảm thiểu những tác hại do stress cũng như ngăn ngừa stress xảy ra.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/564 The current situation of antibiotic use in the orthopedic trauma department of the Central Highlands Regional General hospital in 2024 2024-11-12T16:48:52+07:00 Ngô Thị Ngọc Yến ntnyen@ttn.edu.vn Mai Đức Trọng drtrongvn@gmail.com <p>The irrational use of antibiotics leads to an increase of antibiotic resistance, as well as rising costs of hospitalization and reduced treatment effectiveness. Our study aims to assess the usage of antibiotics in the Department of Trauma and Orthopedics at The Central Highlands Regional General Hospital. A prospective cross-sessional study was conducted over six months on antibiotic utilization in adult inpatients from February 2024 to July 2024. The data were evaluated using Anatomical Therapeutic Chemical/Defined Daily Dose (ATC/ DDD) methodology, the Drug Utilization 90% (DU90%) Index, and the World Health Organization’s Access, Watch and Reserve (WHO AWaRe) classification. The study findings revealed that antibiotics were primarily administered through injection, comprising 99.44% of total usage. Furthermore, antibiotics were exclusively utilized in the generic category, with domestically produced drugs representing a significant portion of the total usage value (72.11%). Beta-lactams accounted for the highest proportion of antibiotic consumption (57.50% of total expenditure). The highest proportions of the DDD/100 bed-days belonged to netilmicin (29.19%), ceftriaxone (27.29%), and cloxacillin (24.27%). The beta-lactams and aminoglycosides had the highest DDD/100 bed-days proportions at 36.97% and 23.00%, respectively. Among the beta-lactams, third-generation cephalosporins accounted for highest DDD/100 bed-days proportion (17.20%). Within the DU90% segment, antibiotics belonged to the Access list were gentamicin and cloxacillin, accounting for 31.58%, while antibiotics belonged to the Watch list included netilmicin, ceftriaxone and ciprofloxacin, accounting for 61.06%.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/563 Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus Champ. ex Benth) 2024-11-12T16:44:29+07:00 Quân Mai Quốc mqquan@ttn.edu.vn Dương Nguyễn Phương Dung mqquan@ttn.edu.vn Đặng Thị Ngọc Hằng mqquan@ttn.edu.vn Hồ Nhật Được mqquan@ttn.edu.vn Nguyễn Thị Huyền mqquan@ttn.edu.vn <p>Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus Champ. ex Benth) là một trong những loại dược liệu quý có phân bố hạn hẹp ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam. Với mục tiêu bảo tồn và tạo nguồn giống cây Chân danh hoa thưa với số lượng lớn, chúng tôi tiến hành xác định nồng độ chất khử trùng, thời gian khử trùng thích hợp và nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng nhằm góp phần xây dựng quy trình nuôi cấy in vitro cây Chân danh hoa thưa. Các thí nghiệm sử dụng môi trường MS (Murashige and Skoog) cải tiến bổ sung đường sucrose 30g/L, agar 7g/L và vitamin Morel. Kết quả nghiên cứu cho thấy khử trùng mẫu bằng NaClO 30% trong thời gian 15 phút đạt hiệu quả khử trùng tốt nhất, tỉ lệ mẫu sống không nhiễm đạt 76,67%. Môi trường MS bổ sung 1,5 mg/L BA cho hiệu quả 100% số mẫu phát sinh chồi với số lượng 5,04 chồi/mẫu sau 60 ngày nuôi cấy, số lá/cụm chồi đạt 19,88 lá, chiều cao chồi đạt 27,91 mm, trọng lượng tươi 0,50g. Môi trường MS bổ sung 1,5 mg/L IBA cho hiệu quả tạo rễ cao nhất với số lượng rễ trung bình 10,98 rễ và chiều dài rễ trung bình đạt 73,47 mm.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/562 Ứng dụng phương pháp học đa nhân trong phân lớp ảnh MRI bệnh u não 2024-11-25T17:03:46+07:00 Từ Ngọc Thảo tungocthao@ttn.edu.vn Thắng Nguyễn Đức ndthang@ttn.edu.vn Trang Phan Thị Đài ptdtrang@ttn.edu.vn <p>Trong vài thập kỷ gần đây, phân tích hình ảnh y tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng nhằm đưa ra các dự đoán định hướng cho nhân viên y tế, đặc biệt có ích cho các công việc chẩn đoán thường xuyên, liên tục với số lượng lớn. Các hình ảnh y tế cùng loại tại cùng một bộ phận có rất nhiều điểm tương đồng, hoàn toàn có thể sử dụng máy vi tính cùng các thuật toán thông minh để phát hiện ra các điểm bất thường trên hình ảnh. Bài báo này trình bày kết quả của một mô hình máy học sử dụng phương pháp học đa nhân (Multiple Kernel Learning) thông qua việc huấn luyện và kiểm thử với bộ ảnh MRI về u não của dự án MICCAI BRATS 2012. Kết quả, sử dụng phương pháp đánh giá theo kiểu thẩm tra chéo (Cross-Validation) cho kết quả dự đoán là F1-score = 82%. Đây là một kết quả khả quan đối với một mô hình phân lớp nhị phân.</p> 2024-12-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên